Đâu là Quốc Hoa của Nhật Bản ?


Cứ nhắc đến hoa anh đào thì mọi người lại liên tưởng ngay đến đất nước Nhật Bản . Tại Nhật Bản, hoa anh đào gần như có mặt khắp nơi, gắn bó mật thiết và mang lại nhiều giá trị vật chất, tinh thần trong đời sống của người dân Nhật Bản. Nhật Bản thường được mệnh danh là “Xứ sở hoa anh đào” – cách gọi thân thuộc này làm không ít người nghĩ rằng hoa anh đào chính là quốc hoa của đất nước này. Hôm nay Minori sẽ cùng các bạn đi tìm: “Quốc Hoa” nhé !

1. Hoa cúc – Quốc hoa của Hoàng Gia

1.1 Tại sao hoa cúc được xem như là Quốc hoa của Nhật Bản?

Hoa cúc chính là sự biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Cùng với đó, là hoa cúc chính là sự biểu tượng cho sự phúc hậu, quý phái, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất. Người Nhật Bản họ rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, họ muốn đất nước họ sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu và thể hiện nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới. Do đó, hoa cúc đã từ lâu trở thành một loài hoa thần tượng của đất nước này là đại diện cho quốc hồn của người dân đất nước mặt trời mọc.

Vào thế thời Heian (thế kỉ thức VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc để cầu thịnh vượng, bách niên và con cái hiếu thảo. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia. Hiện nay, loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.

1.2 Hoa cúc xuất hiện ở đâu?

Tuy không phổ biến như hoa anh đào nhưng hoa cúc lại mang trong mình ý nghĩa đặc biệt. Đối với người dân xứ sở phù tang, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng.

Đầu tiên phải nói đến việc hoa cúc được sử dụng làm hình ảnh quốc huy của Nhật Bản – Biểu tượng quốc gia Nhật Bản. Đó là hình ảnh hoa cúc vàng 16 cánh được xếp xen kẽ nhau, dưới dạng những vân tròn.

 

Hoa cúc 16 cánh trong quốc huy của Nhật Bản còn mang ý nghĩa mặt trời chiếu sáng – đại diện cho xứ sở mặt trời mọc.

Ngày nay, quốc huy của Nhật Bản được các  thành viên hoàng thất dùng với phiên bản có 14 cánh hoa, trong khi phiên bản 16 cánh hoa được cài trên áo của những thành viên trong các nhánh hành pháp của chính quyền Nhật Bản.

Hoa cúc là hình ảnh trên huân chương cao quý nhất Nhật Bản, ngoài các thành viên của Hoàng thất, 44 công dân Nhật Bản đã được tặng thưởng với dải huân chương lớn; trong số này, chỉ có 23 người còn sống tại thời điểm nhận.

Ngay cả hoa văn trong quốc phục Kimono, những ngôi đền cổ kính đến ngai vàng của Thiên Hoàng đều có họa tiết và hình ảnh hoa cúc. Thậm chí nó còn trở thành cảm hứng cho ẩm thực Nhật Bản như: rượu hoa cúc, trà hoa cúc, sự xuất hiện trong các món bánh, món ăn truyền thống hay sang trọng và cả những bữa cơm hàng ngày

Ngoài ra, khi đến Nhật bạn sẽ bắt gặp hình ảnh hoa cúc trên nhiều đồ trang trí, họa tiết kiến trúc, phụ kiện, tấm hộ chiếu… Hình ảnh hoa cúc xuất hiện hầu như ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản như một biểu tượng quốc gia.

Trong văn hóa người Nhật, mỗi tháng sẽ có một loài hoa tượng trưng riêng biệt, và hoa cúc là loài hoa của tháng 9. Vậy nên ngày 9/9 được lựa chọn là ngày hoa cúc của Nhật (Kiku no Sekku), đồng thời cũng là Lễ hội hạnh phúc của đất nước – là 1 trong 5 lễ hội thiêng liêng của Nhật Bản. Vào ngày này, người dân sẽ uống rượu sake hoa cúc được rắc lên trên bề mặt những cánh hoa cúc và ăn các món ăn như kuri-gohan (gạo hạt dẻ) và guri-mochi.

2. Hoa anh đào – hoa Quốc Dân

Hoa anh đào lại là loài hoa “quốc dân” được nhiều người yêu thích và phổ biến hóa trên nhiều phương diện. Hoa anh đào nở rộ báo hiệu một mùa xuân, một khởi đầu mới trong năm. Hình ảnh hoa anh đào nở bung rực rỡ giữa những ngày xuân sắc rồi nhanh chóng rơi nhẹ nhàng trong làn gió không chút luyến tiếc, khiến ta thầm ngưỡng mộ: dù là tỏa sáng trên cành, hay khi rơi rụng theo làn gió, hoa anh đào chưa khi nào thôi làm lay động lòng người. Vào mùa hoa anh đào nở, người Nhật sẽ ngồi dưới gốc cây uống rượu để cầu mong một năm mới vui vẻ và may mắn.

Ở Nhật Bản, hoa anh đào cũng chính là loài hoa tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo.

“Nếu là hoa xin làm hoa anh đào, nếu là người xin làm một võ sĩ đạo”

Hoa anh đào đẹp rực rỡ dù là nở bung dưới tán cây, hay là khi phảng phất lìa cành. Cũng giống như những võ sĩ samurai – cả một đời sự nghiệp lừng lẫy, cho dù có thua cuộc, tự kết thúc mạng sống cũng không hề run sợ, vẫn ngẩng cao đầu như những cánh hoa anh đào lìa cành vẫn thanh cao, bất khuất.

Ngày nay, nét đẹp của hoa anh đào được lấy làm biểu tượng cho cốt cách và tinh thần của người dân Nhật: vẻ đẹp của sự thanh cao, lối sống khiêm tốn, và tinh thân kiên cường.

3. Tổng kết

Xét theo phương diện pháp luật thì Nhật Bản chưa có quốc hoa chính thức. Chính phủ quốc gia Nhật Bản chưa bao giờ công nhận một quốc hoa chính thức. Nhưng lại được công nhận là biểu tượng Hoàng Gia.

Hoa cúc và hoa anh đào đều được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.

Tóm lại, dù Nhật Bản vẫn chưa có quốc hoa chính thức, nhưng Minori tin tưởng rằng những người yêu hoa cúc và hoa anh đào đều có cho mình sự lựa chọn riêng. Đó là ” Quốc Hoa” của bản thân họ tạo nên một Nhật Bản hùng cường trong mắt bạn bè quốc tế.

Nếu muốn ngắm hoa đào thì hãy ghé thăm Nhật vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4), và mùa thu (tháng 9, tháng 10) chính là mùa để chiêm ngưỡng những bông hoa cúc cao quý.

 

Có thể bạn quan tâm

Giáng sinh ở Nhật có gì đặc biệt?

Một trong những ngày lễ lớn được tổ chức tại Nhật Bản giống như ngày lễ truyền thống khác của đất nước mặt trời mọc đó là Giáng Sinh. Những biểu tượng của lễ Giáng Sinh, hình ảnh của những…

Hồ sơ và thủ tục du học Nhật Bản mới nhất

Hướng dẫn làm thủ tục và hồ sơ du học Nhật Bản 2022 mới nhất, các thông tin liên quan về giấy tờ, chi phí làm hồ sơ, điều kiện đi du học,… tất cả sẽ được Du Học  Minori…

Tại sao Nhật Bản lại thích đọc Manga ?

Manga là gì? Manga truyện tranh được tạo ra ở Nhật Bản, sử dụng phong cách vẽ đặc biệt cho những nhân vật cụ thể. Mang văn hóa Nhật Bản đi khắp nơi trên thế giới. Có ảnh hưởng rất…

Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Tại Việt Nam chào nhau bằng cái bắt tay được xem như sự hân hoan và niểm vui mến khách, còn đối với Nhật Bản thì cúi đầu lại thể hiện sự khiêm tốn và kính trọng. Cúi đầu chào…

Văn hóa, phong tục và con người Nhật Bản

Tâm lý của rất nhiều bạn trước khi chuẩn bị tâm lý sang Nhật Bản đều có chút gì đó đắn đo lo lắng không biết rằng phong tục tập quán của người Nhật Bản như thế nào? Văn hóa…