Tìm hiểu về tết Trung Thu Nhật Bản


Nhật Bản là một trong những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông nên người Nhật cũng có tục lệ cúng trăng vào mùa thu. Tuy nhiên tết trung thu của người Nhật có rất nhiều sự khác biệt so với Việt Nam. Hãy cùng Minori tìm hiểu nhé !

Nguồn gốc lễ hội ngắm trăng
Trong tiếng Nhật “Tsukimi” có nghĩa là “ngắm trăng”, còn chữ “O” thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Có giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 – 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

VIC VINA

Tết Trung Thu Được Tổ Chức 2 Lần/1 Năm

Tết trung thu Nhật Bản hay còn được gọi là Otsukimi, được tổ chức 2 lần trong 1 năm. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất bạn có thể nhận thấy khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản

Ngày Otsukimi đầu tiên được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 trùng với tết trung thu tại Việt Nam. Sau đó một tháng, người Nhật sẽ tiếp tục tổ chức Otsukimi thứ 2 vào ngày 13/9 âm lịch. Người ta cũng phân biệt chúng bằng những cái tên quen thuộc như đêm 15 hay đêm 13. Ngoài ra, một số người còn gọi Otsukimi lần thứ 2 với tên “trăng sau”.Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”.

Câu chuyện Thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.

Cùng đón Tết Trung thu theo phong cách Nhật Bản
Để có thể thưởng thức đêm lễ Otsukimi một cách trọn vẹn nhất, cần phải chuẩn bị những thứ như sau:

Nơi ngắm trăng

pic 21

Có thể là trong phòng, trong vườn, ở hiên nhà hay bất kỳ nơi nào thoáng đãng có thể ngắm trăng thuận tiện nhất. Nếu chọn một nơi mà tầm nhìn bị che chắn thì sẽ không thưởng thức được đêm trăng đẹp một cách trọn vẹn được.

Vật trang trí

Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản: Cỏ lau (Susuki). Từ xưa, cỏ lau được xem như là hiện thân của thần mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà.

Ngoài cỏ lau, vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại khác.

Đồ cúng

Tsukimi-dango là tên gọi của bánh trung thu Nhật Bản (thường được gọi là dango), đây là loại bánh truyền thống được bày ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Việc dâng cúng loại bánh này với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu, và người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh. Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức món bánh này cùng với gia đình mình.

Các loại rau quả khác
Giống như tên gọi khác của đêm 15 là “Imomeigetsu” (trăng mùa khoai), Otsukimi còn được xem là lễ cầu chúc cho mùa thu hoạch khoai các loại. Do đó, vào đêm này, cũng có thể cúng khoai tây lẫn khoai môn. Còn đồ cúng thích hợp của đêm 13 là lê và đậu các loại.

Thêm vào đó, việc cúng các loại rau quả khác mà tự tay trồng còn mang ý nghĩa cảm tạ thần linh đã mang đến những vụ mùa tươi tốt. Tùy theo từng địa phương mà các loại rau quả này sẽ khác nhau. Đặc biệt, người Nhật tin rằng nếu cúng những loại trái cây như nho thì điều ước sẽ dễ thành hiện thực.

Minori chúc các bạn trung thu vui vẻ và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa, phong tục và con người Nhật Bản

Tâm lý của rất nhiều bạn trước khi chuẩn bị tâm lý sang Nhật Bản đều có chút gì đó đắn đo lo lắng không biết rằng phong tục tập quán của người Nhật Bản như thế nào? Văn hóa…

Giáng sinh ở Nhật có gì đặc biệt?

Một trong những ngày lễ lớn được tổ chức tại Nhật Bản giống như ngày lễ truyền thống khác của đất nước mặt trời mọc đó là Giáng Sinh. Những biểu tượng của lễ Giáng Sinh, hình ảnh của những…

Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Tại Việt Nam chào nhau bằng cái bắt tay được xem như sự hân hoan và niểm vui mến khách, còn đối với Nhật Bản thì cúi đầu lại thể hiện sự khiêm tốn và kính trọng. Cúi đầu chào…

Đâu là Quốc Hoa của Nhật Bản ?

Cứ nhắc đến hoa anh đào thì mọi người lại liên tưởng ngay đến đất nước Nhật Bản . Tại Nhật Bản, hoa anh đào gần như có mặt khắp nơi, gắn bó mật thiết và mang lại nhiều giá…

Tại sao Nhật Bản lại thích đọc Manga ?

Manga là gì? Manga truyện tranh được tạo ra ở Nhật Bản, sử dụng phong cách vẽ đặc biệt cho những nhân vật cụ thể. Mang văn hóa Nhật Bản đi khắp nơi trên thế giới. Có ảnh hưởng rất…