Ý nghĩa của việc chào hỏi của người Nhật trong giao tiếp hàng ngày
Bạn có biết ý nghĩa của việc chào hỏi của người Nhật trong giao tiếp hàng ngày hay không? Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn các bạn đều nghĩ ngay đến đất nước có rất nhiều lễ nghi trong cuộc sống hàng ngày.
Văn hoá chào hỏi là một trong những nét đẹp của người Nhật. Bạn hãy cùng Minori chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của văn hoá chào hỏi vùng đất mặt trời mọc này nhé!
Ý nghĩa của việc chào hỏi của người Nhật
Trong văn hóa Nhật Bản, chào hỏi không chỉ là một cách thể hiện sự lịch sự, mà còn là một phần quan trọng của giao tiếp hàng ngày. Nghi thức chào hỏi của người Nhật từ xa xưa đã trở thành thước đo đạo đức, là nét đẹp truyền thống, tạo nên văn hoá ấn tượng riêng cho đất nước này.
Khi bạn bước chân vào văn hóa Nhật, bạn sẽ phát hiện rằng chào hỏi không chỉ là hành động cơ bản, mà còn là một loạt các bước tinh tế, được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể và lời nói. Chẳng hạn, khi người Nhật chào hỏi, họ thường sử dụng cử chỉ tay và đầu, thể hiện sự kính trọng và tôn trọng đối tác.
Người Nhật rất coi trọng văn hoá chào hỏi khi gặp gỡ người khác
3 kiểu chào hỏi của người Nhật
Nhiều tài liệu cho rằng, không có quốc gia nào có nghi lễ chào hỏi độc đáo, giàu tính dân tộc như ở Nhật Bản. Việc chào hỏi ở đất nước này cũng được chia thành nhiều kiểu, sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Bạn cùng tham khảo nhé!
-
Chào hỏi bằng kiểu Eshaku
Chào hỏi theo kiểu Eshaku ở Nhật Bản là một nét đặc trưng của văn hóa giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. “Eshaku” được diễn đạt bằng cách cúi người của 15 độ trong vòng 1-2 giây, đồng thời 2 tay để bên hông để thể hiện sự chân thành và tôn trọng với người đối diện.
Bạn nên áp dụng cách chào hỏi này để chào hỏi những người có cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội. So với các kiểu chào tại Nhật thì đây là cách chào hỏi đơn giản, hay được sử dụng hàng ngày nhất.
Đồng nghiệp, bạn bè chào hỏi đơn giản với kiểu Eshaku
-
Chào hỏi theo kiểu Keirei
Keirei là cách chào hỏi thể hiện sự kính lễ, dành tình cảm tôn trọng đối với người được chào hỏi. Vậy nên, bạn sẽ áp dụng cách chào hỏi này dành cho những người có địa vị, có quyền lực cao hơn mình.
Với kiểu chào Keirei ở Nhật, bạn cần cúi nghiêng người để phần thân trên của mình tạo góc 30 độ và giữ vị trí này khoảng 2-3 giây.
Bạn cũng có thể áp dụng cách chào hỏi này trong tư thế ngồi trên sàn nhà. Vào tình huống này, lúc chào hỏi bạn cần úp 2 bàn tay xuống sàn và để 2 tay tạo hình tam giác, khoảng cách từ đầu đến sàn để khoảng 30 cm.
Phong cách chào hỏi Keirei rất kính lễ người được chào
-
Chào hỏi theo kiểu Saikeirei
Trong văn hoá Nhật bản, kiểu chào Saikeirei là kiểu chào trang trọng nhất. Nó nhằm thể hiện sự tôn kính nhất dành cho người được chào hỏi. Mọi người thường dùng kiểu chào này trước ông bà, cha mẹ, Quốc kì, Thần, Phật,… với những người họ dành sự tôn kính đặc biệt.
Ngoài ra, Saikeirei còn là cách thể hiện sự hối lỗi trong một số trường hợp.
Quy tắc chào hỏi Saikeirei cũng có phần cung kính, nhiều bước hơn so với 2 kiểu chào trước. Đầu tiên, bạn cần cúi người xuống từ 45 độ đến 70 độ và giữ khoảng 3 giây. Đồng thời, bạn hạ bàn tay xuống thấp đầu gối cho đến khi tay chạm đến phần trên của đầu gối thì dừng lại. Lúc này, bạn nhìn vào một điểm phía trước, cách vị trí bạn đứng khoảng 80cm và giữ nguyên tư thế này khoảng 3 giây.
Lễ nghi kiểu chào Saikeirei vô cùng tôn kính, trang trọng
Lưu ý khi giao tiếp, chào hỏi ở Nhật
Bên cạnh việc thực hiện các cách chào hỏi ở trên, người Nhật rất tinh tế với những cử chỉ giao tiếp hàng ngày. Khi đến sinh sống tại Nhật Bản, bạn cần lưu ý thêm những điều sau để trở thành người giao tiếp tốt ở xứ sở hoa anh đào này nhé!
- Tránh nhìn thẳng vào mắt đối tác: Tại Nhật Bản, việc giao tiếp thông qua ánh mắt không được coi là quan trọng. Ngược lại, việc nhìn thẳng vào mắt đối tác có thể bị coi là thiếu tôn trọng và không lịch sự.
- Hạn chế sử dụng lời nói: Người Nhật thường thích lắng nghe hơn là nói quá nhiều. Việc nói quá mức có thể bị coi là không phù hợp và thiếu tôn trọng.
- Nói giảm và tránh đối thoại trực tiếp: Tính cách cẩn trọng của người Nhật thể hiện qua việc họ thường sẽ nói giảm, tránh đối thoại trực tiếp. Và thay vào đó là cách diễn đạt vòng vo, nhẹ nhàng hơn.
- Cách vẫy tay đặc biệt: Khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, quan trọng để giữ tay thẳng và lòng bàn tay hướng xuống. Tuyệt đối tránh gập ngón tay, vì điều này có thể được coi là thiếu tôn trọng.
Văn hoá tặng quà của người Nhật là một phần lễ nghi quan trọng
Vậy là thông qua bài viết trên đây của Minori, bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi của người Nhật cùng các kiểu chào hỏi hay được sử dụng ở xứ sở kim chi. Mong rằng với chia sẻ này, các bạn sẽ tự tin khi giao tiếp với người Nhật Bản.