Những ngày nghỉ lễ – lịch đỏ của Nhật Bản
Đối với những bạn đang có dự định học tập và làm việc tại Nhật Bản sẽ rất tò mò tại sao Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ lễ hội phải không nào. Các bạn hãy cùng AD và Minori tìm hiểu nhé.
1. Ngày mồng 1 Tếtー元日: Đây là ngày nghỉ lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản.
Kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây thay vì theo âm lịch.
2. Ngày lễ thành nhânー成人の日:
Ngày lễ trưởng thành có nguồn gốc từ cổ xưa của Nhật Bản và chính thức được tổ chức từ năm 1948.
Ngoài ý nghĩa để chúc mừng, động viên và khuyến khích thanh niên Nhật Bản nhận thức về sự trưởng thành thì lễ hội đánh dấu là lúc các bạn trẻ cần phải thoát ra khỏi cuộc sống bao bọc của gia đình.
3.Ngày Quốc khánhー建国記念の日:
Quốc khánh Nhật Bản là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Ngày quốc khánh được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành. Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.
4.Ngày Xuân phânー春分の日:
Ngày xuân phân được xem là ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.
5.Ngày Chiêu Hòaー昭和の日:
Diễn ra vào 29 tháng 4, đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hòa. Trước năm 2007, ngày này được người Nhật gọi là ngày Xanh. Sau khi hoàng đế tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.
6.Ngày Hiến phápー憲法記念日:
Bắt đầu từ năm 1947, ngày này chính thức được chọn làm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
7.Ngày xanhーみどりの日:
Còn được người dân Nhật gọi là ngày Xanh, từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4, vì cố hoàng đế này rất yêu cây cối và thiên nhiên.
8.Ngày thiếu nhiーこどもの日:
Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) được xem là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Trước đây ngày này được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku) và diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Nhưng kể từ khi nhật Bản chuyển sang sử dụng Dương lịch, ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch.
9.Ngày của biểnー海の日:
Ngày của biển được chọn làm quốc lễ của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1996, Diễn ra vào thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7, được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.
10.Ngày của núi-山の日:
Ngày 11 tháng 8.Ngày này trước đây không phải là ngày lễ, nhưng nhờ vào đề xuất của thượng nghị viện đã được phần lớn quốc hội đồng ý và đưa ra quyết định từ năm 2016 sẽ thêm 1 ngày nghỉ lễ này nữa.
11.Ngày kính lãoー敬老の日:
Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.
12.Ngày thu phânー秋分:
Thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngày này cũng giống như ngày xá tội vong nhân của nước ta.
13.Ngày thể dục thể thaoー体育の日:
Trước đây được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 nhưng hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
14.Ngày Văn hóaー文化の日:
Được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 hàng năm nhằm khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
15.Ngày lễ cảm tạ người lao độngー勤労感謝の日:
Diễn ra vào ngày 23 tháng 11 nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần.
16.Ngày sinh nhật của Nhật hoàngー天皇誕生日:
Ngày 23 tháng 2 là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng thời Lệnh Hòa (令和). Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và cai trị đất nước.
Bạn thấy đó nước Nhật xinh đẹp với những lễ hội độc đáo. Còn chần chừ gì nữa mau dành cho bản thân cơ hội tới Nhật Bản làm việc và học tập. Theo luật lao động của Nhật Bản, lễ tết là thời gian để người lao động nghỉ ngơi nên người lao động sẽ không được phép làm thêm vào những ngày này. Tuy nhiên một số xí nghiệp cần lao động làm việc, họ có thể “mua ngày nghỉ” của lao động bằng một mức lương cao gấp 2 gấp 3 vì thế hầu hết lao động Việt Nam đều mong muốn được làm thêm vào những ngày này. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để các Du học sinh khám phá văn hóa và nét đẹp xử sở hoa anh đào, hay tận dụng ngày lễ để làm thêm, bởi các kỳ nghỉ lớn DHS được phép làm thêm đến 40 giờ/tuần.
Công ty Minori cam kết 100% các bạn có việc làm sau khi sang Nhật Bản và sau khi về Việt Nam. Với các chương trình học bổng báo, học bổng điều dưỡng, học bổng nhà hàng, học bổng kỹ sư thực hành đã tạo lên những đặc trưng riêng biệt của Vic Vina.
Du học Nhật BảnMinori tự hào là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực du học cũng như trao các suất học bổng toàn phần, học bổng bán phần với các chi phí ưu đãi tới tận tay các em học sinh.